Môi trường làm việc hiện đại đang phát triển ngày qua ngày. Mặc dù một số thay đổi đã và đang giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Song, nhiều áp lực, thách thức vẫn đang đè nặng lên vai trò của các nhà lãnh đạo nhân sự để thực hiện các đổi mới này. Vậy cụ thể thách thức đó là gì, các nhà quản lý nhân sự cần chú trọng điều gì trong năm 2023 để phát triển, đáp ứng, và thích nghi thời cuộc?
Gartner đã thực hiện cuộc khảo sát với 800 nhà quản lý nhân sự trên 60 quốc gia và xác định được 3 ưu tiên hàng đầu trong thị trường nhân sự năm 2023. Hãy cùng SMARTR điểm qua các xu hướng nhân sự được chú trọng trong năm 2023 nhé!
1. Những xu hướng bắt đầu từ đâu?
Trong năm 2023, 90% các CEO dự đoán rằng những thách thức bắt nguồn từ sự gia tăng lạm phát và tình trạng này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, sự khan hiếm và thiếu hụt nhân sự đang là một báo động lớn với hơn 50% CEO cho rằng sự canh tranh về chiêu mộ, tuyển dụng nhân tài sẽ tăng mạnh trong nửa đầu năm tới. Cuối cùng, gần một nửa các nhà quản lý nhân sự lo lắng về sự bất ổn và thiếu hụt chuỗi cung ứng sẽ kéo dài.
Ngoài ra, sự kỳ vọng của nhân viên đối với doanh nghiệp ngày càng cao là bài toán khó cho các doanh nghiệp. Hơn 82% nhân viên mong muốn doanh nghiệp, tổ chức đối xử với họ như con người, không phải chỉ là cỗ máy kiếm tiền. Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tăng dần khiến 70% doanh nghiệp đã nâng cao chính sách phúc lợi để thu hút và giữ chân nhân viên. 50% nhân viên mong muốn có chính sách làm việc linh hoạt và doanh nghiệp có thể đáp ứng vấn đề mà họ quan tâm.

2. Các nhà quản lý cần những chiến lược gì để giải quyết?
Kỳ vọng của nhân viên ngày càng tăng, ảnh hưởng đến việc giữ chân và tuyển dụng nhân sự. Do đó, các giám đốc nhân sự phải quản lý các khoản đầu tư vào con người và công nghệ, thúc đẩy nền văn hóa làm việc và trải nghiệm của nhân viên một cách tích cực, đồng thời đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho nhân sự. Tuy nhiên, thông qua kết quả của cuộc khảo sát, thay vì phải đầu tư quản lý tất cả các vấn đề trên, nhà quản lý nhân sự có thể tập trung vào những ưu tiên dưới đây:
Xu hướng 1: Hiệu quả của những người quản lý và các nhà lãnh đạo
Với 60% các nhà quản lý nhân sự cho rằng đây là ưu tiên hàng đầu, 24% trong số đó chỉ ra phương pháp quản lý hiện tại của họ chưa đáp ứng đủ cho thế hệ sau này.
Những kỳ vọng đặt lên các nhà lãnh đạo thay đổi theo sự tiến bộ trong xã hội khiến công việc của họ trở nên khó khăn hơn. Nơi làm việc ngày nay đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần có tố chất của những nhà lãnh đạo đích thực, thấu cảm, và dễ thích ứng. Ba tố chất thể hiện phong cách lãnh đạo hoàn toàn mới, luôn hướng tới con người.
Để đào tạo được một đội ngũ nhân viên giỏi, cần một nhà lãnh đạo tài ba, vì thế lãnh đạo luôn lấy con người là trọng tâm cho phép các nhà quản lý hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Phương pháp này cho thấy rằng việc thúc đẩy phúc lợi của nhân viên cũng có thể dẫn đến kết quả kinh doanh được cải thiện.

Xu hướng nhân sự 2: Thiết kế mô hình tổ chức và quản trị thay đổi
Có 45% nhân viên không hứng thú với sự thay đổi mô hình tổ chức, trong khi 53% các nhà lãnh đạo xem việc này là ưu tiên.
Việc chuyển đổi số hóa đào tạo đang ngày càng phát triển. Điều đó buộc các nhà quản lý ưu tiên việc thiết kế mô hình tổ chức và quản trị thay đổi để có thể bắt kịp xu hướng. Tuy nhiên, để thực hiện điều này gặp khá nhiều khó khăn vì số lượng nhân viên chống lại điều này tăng dần qua từng năm. Theo báo cáo của Gartner vào năm 2016, có đến 74% nhân viên sẵn sàng thay đổi phong cách làm việc khi doanh nghiệp thay đổi mô hình tổ chức, nhưng con số này giảm đáng kể vào năm 2022 khi chỉ còn 38%.

Sự chống lại thay đổi dẫn đến xung đột trong công việc và gia tăng tỷ lệ nhảy việc. Vì thế các nhà quản lý nhân sự nên có một chiến lược điều hướng nhân viên hiệu quả, giúp họ giảm thiểu các tác động mà sự thay đổi có thể gây ra đối với công việc và nhu cầu cá nhân.
Một trong những phương pháp có thể khắc phục tình trạng này chính là áp dụng chiến lược tương tác mở (Open-source Change). Cụ thể:
- Thiết lập chiến lược và xác định rõ tầm nhìn: các nhà quản lý tạo ra diễn dàn kết nối, chia sẻ thông tin, khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và chia sẻ ý tưởng.
- Lên kế hoạch thực hiện: nhân viên được trao quyền sở hữu thiết lập kế hoạch thay đổi cá nhân, tạo điều kiện cho họ nêu ý kiến và chủ động trong công việc.
- Tương tác và duy trì sự thay đổi: nhân viên được trực tiếp trao đổi mở với các nhà quản lý về những thay đổi.
So với phương pháp truyền thống, chiến lược tương tác mở đang dần tạo nên sự thay đổi lớn, giúp các doanh nghiệp gia tăng khả năng đạt được thành công lên đến 14 lần, giảm thiểu rủi ro về sự chống lại thay đổi và tỷ lệ nghỉ việc.
Xu hướng nhân sự 3: Lộ trình nhân sự rõ ràng
44% cho rằng doanh nghiệp của họ chưa xây dựng được lộ trình phát triển đủ hấp dẫn với nhân viên.
Các nhà quản lý nhân sự đang trải qua giai đoạn khó khăn trong việc giữ chân và thu hút nhân viên. Theo nghiên cứu của Gartner, chỉ có 1 trong 4 nhân viên bày tỏ mong muốn ở lại và đóng góp cho doanh nghiệp, 3 trong số còn lại đang tìm kiếm cơ hội bên ngoài vì họ cho rằng không tìm được phúc lợi cũng như sự rõ ràng về lộ trình thăng tiến công việc.

Thực tế, tình trạng nhân viên nhảy việc xảy ra hầu hết ở các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp buộc phải triển khai các dự án, giải pháp, và chiến lược hiệu quả để có thể thu hút và giữ chân nhân tài. Gartner đã để xuất cách tiếp cận mới trong ba thời điểm phát triển sự nghiệp chính, giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc mới, thay đổi cách tiếp cận truyền thống. Cụ thể:
- Tạo cơ hội cho nhân viên có thể lựa chọn, trải nghiệm, và thấu hiểu các vai trò, nghề nghiệp mới
- Chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, đáng giá đến từ các nhân viên thành công, giúp nhân viên khác có thêm động lực, nhiều con đường thăng tiến trong sự nghiệp
- Cung cấp các kênh tương tác để nhân viên chia sẻ, phản ánh, và đóng góp ý kiến tạo ra lộ trình sự nghiệp phù hợp nhất

Nhìn chung, bất kỳ xu hướng nhân sự nào cũng hướng đến việc xây dựng môi trường làm việc lấy con người làm trung tâm, con người luôn là kim chỉ nam cho nhiều hoạt động kinh doanh cốt lõi cho tổ chức. Việc quan tâm, thúc đẩy đầu tư vào năng lực, kỹ năng của người lao động sẽ là việc làm tất yếu.
Chương trình xây dựng khung năng lực và phát triển nhân tài chính là những mấu chốt lớn trong quá trình chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị nhân tài.

SMARTR.CO định vị bản thân là một công ty công nghệ cao trong lĩnh vực chuyển đổi số nhân sự, đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng giải pháp số, ứng dụng công nghệ đưa ra lộ trình phát triển nhân tài. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về việc lên kế hoạch, triển khai, và theo dõi tiến độ của các chương trình phát triển tài năng, bạn có thể tham khảo tại đây.
Source: Gartner: Top 5 Priorities for HR Leaders in 2023